Công tác bảo tồn Hệ_động_vật_Việt_Nam

Voọc chà vá chân xám tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng Vườn quốc gia Cúc PhươngVượn đen má trắng tại Khu bảo tồn linh trưởngThằn lằn Phong Nha-Kẻ BàngVườn quốc gia Phong Nha-Kẻ BàngHai con khỉ ở địa đạo Củ ChiTập tin:Sếu Đang Hạ Cánh ở Tràm Chim.jpgSếu đầu đỏvườn quốc gia Tràm Chim

Trước những nguy cơ và hiểm họa tuyệt chủng hàng loạt của các loài động vật Việt Nam dẫn đến mất cân bằng sinh thái, đe dọa đến cuộc sống hiện tại. Với sự lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ của các tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới hay ở châu Á cũng như các cơ quan của Liên Hiệp quốc, trong công tác quản lý, bảo vệ các loài động vật hoang dã ở Việt Nam, chấm dứt tình trạng buôn bán, kinh doanh động vật hoang dã ở Việt Nam, Chính quyền Việt Nam cũng đã phải có những đánh giá, quan tâm đến hiện trạng bi đát của hệ động vật và bắt đầu có một số nỗ lực bảo tồn hệ động vật mong manh hiện còn. Dựa dẫm vào nguồn tài trợ của các tổ chức bảo vệ động vật, Chính quyền Việt Nam cũng đã từng bước khoanh vùng và xác định những khu vực bảo tồn, bảo vệ các loài động vật hoang dã.

Một kết quả quan trọng là đã xác định các khu vực vườn quốc gia hay công viên quốc gia tạo thành hệ thống các Vườn quốc gia ở Việt Nam. Năm 1966, Việt Nam có vườn quốc gia đầu tiên là vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình. Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia với tổng diện tích các vườn quốc gia khoảng 10.350,74 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 2,93% diện tích lãnh thổ đất liền. Đến tháng 8 năm 2015, Việt Nam đã có 31 vườn quốc gia. Các vường quốc gia hiện nay là 1-Ba Bể, 2- Bái Tử Long, 3-Hoàng Liên, 4-Tam Đảo, 5-Xuân Sơn, 6-Ba Vì, 7-Cát Bà, 8-Cúc Phương, 9-Xuân Thủy, 10-Bạch Mã, 11-Bến En, 12-Phong Nha-Kẻ Bàng, 13-Pù Mát, 14-Vũ Quang, 15-Núi Chúa, 16-Phước Bình, 17-Bidoup Núi Bà, 18-Chư Mom Ray, 19-Chư Yang Sin, 20-Kon Ka Kinh, 21-Yok Đôn, 22-Bù Gia Mập, 23-Cát Tiên, 24-Côn Đảo, 25-Lò Gò-Xa Mát, 26-Mũi Cà Mau, 27-Phú Quốc, 28-Tràm Chim, 29- U Minh Hạ, 30-U Minh Thượng. Mới nhất, đã thành lập Công viên động vật hoang dã quốc gia Ninh Bình

Trên cơ sở các vườn quốc gia đang tồn tại, thế giới đã công nhận tiếp một số vùng là Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam gồm: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, 2000 [154]. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, 2011 [155]. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, 2004 [156]. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, 2004 [157]. Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, 2006 [158]. Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, 2007 [159]. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, 2009 [160]. Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, 2009 [161]. Khu dự trữ sinh quyển Langbian vào năm 2015. Ngoài ra, tính đến năm 2013, Việt Nam có 6 khu Ramsar (bảo tồn sinh thái vùng đất ngập nước): Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định. Vùng đất ngập nước Bàu Sấu thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên - Đồng Nai. Hồ Ba Bể - Bắc Kạn. Vườn quốc gia Tràm Chim[162], huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, thuộc huyện Ngọc Hiển, Cà Mau. Vươn quốc gia Côn Đảo (2014).

Các khu đang đề xuất gồm: Khu dự trữ sinh quyển Cúc Phương - Ngọc Sơn - Pù Luông: thuộc địa bàn 3 tỉnh Hòa Bình, Ninh BìnhThanh Hóa.[163] Khu dự trữ sinh quyển cửa sông Cửu Long: nằm ở ven biển 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng.[164] Khu dự trữ sinh quyển Hoàng Liên Sơn: thuộc địa phận tỉnh Lào Cai với 3 vùng lõi là Vườn quốc gia Hoàng Liên, khu bảo tồn thiên nhiên Văn Bàn và khu rừng đặc dụng Y Tí. Khu dự trữ sinh quyển Kon Ka Kinh: thuộc địa phận các tỉnh Gia Lai và Bình Định với 3 vùng lõi là Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, khu bảo tồn Kon Chư Răng và khu bảo tồn An Toàn (An Lão). Khu dự trữ sinh quyển Ba Bể: thuộc địa phận 2 tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang với các vùng lõi là Vườn quốc gia Ba Bể và các khu rừng cấm Tát Kẻ-Bản Bung (khu dự trữ thiên nhiên Na Hang)

Đối với công tác bảo tồn các loài chim, BirdLife International công nhận (để bảo tồn) danh sách 60 vùng chim quan trọng tại Việt Nam. Những vùng chim quan trọng này đều nằm trong phạm vi của các vườn quốc gia ở Việt Nam và để bảo vệ những loài chim ở Việt Nam. Cũng theo phân tích của tổ chức BirdLife quốc tế năm 1998 đã xác định có ba vùng chim đặc hữu: Vùng đất thấp Trung Bộ, Cao nguyên Đà Lạt và Vùng đất thấp Nam Việt Nam. Gần đây đã phát hiện thêm hai vùng khác là: Phân vùng Cao nguyên Kon Tum và Vùng núi đông-nam Trung Quốc. Ngoài ra Việt Nam còn có một phần của Phân vùng chim đặc hữu Núi Fansipan và Bắc Lào. Đến nay, Việt Nam đã xác định được 06 Vùng chim đặc hữu tại Việt Nam.

Việt Nam cũng đã phối hợp với các Tổ chức Động vật thế giới và Tổ chức động vật châu Á để thành lập các địa điểm bảo tồn và cứu hộ động vật (Trung tâm cứu hộ động vật, Trạm cứu hộ động vật hay còn gọi là Bệnh viện Động vật), Dù vậy, hiện Việt Nam chỉ có một nơi được gọi là trung tâm cứu hộ động vật hoang dã tổng hợp đúng nghĩa đóng tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội. Tuy nhiên, kinh phí để duy trì hoạt động của trung tâm này do Chính quyền Hà Nội lo nên cũng èo uột. Các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã chưa được đầu tư về điều kiện và kinh phí nên hiệu quả hoạt động kém, chưa đúng tầm, mới chỉ là nơi lưu giữ động vật bị thu giữ chứ chưa phải là cứu hộ theo đúng nghĩa. Ngoài ra Việt Nam vẫn chưa có lực lượng chuyên trách về cứu hộ động vật hoang dã, các bác sĩ thú y ở Việt Nam chủ yếu được đào tạo từ các trường đại học trong nước nên chỉ có chuyên môn ở vài loài gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) hay gia súc (heo, bò, trâu)[165]

Tính đến năm 2012, Việt Nam có ba nơi có chức năng cứu hộ nhiều loài động vật hoang dã là: Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn (Hà Nội), Trạm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh)[166][167][168] với nguồn vốn đầu tư chủ yếu được tổ chức Wildlife at Risk (WAR-Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã) tài trợ thông qua dự án "Gấu" và Trạm Cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me (Kiên Giang)[169] do Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã (WAR) tài trợ<. Ngoài ra còn có nhiều trạm tập trung cứu hộ từ một đến hai loài hoặc một nhóm loài như: Trạm cứu hộ thú linh trưởng quý hiếm và rùa ở Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) với Chương trình Bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê, Chương trình Bảo tồn Rùa; Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo (Vĩnh Phúc) thuộc dự án của Tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia Foundation - AAF)[170], linh trưởng ở Vườn quốc gia Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng) với tên gọi Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã nguy cấp ở Vườn Quốc gia Cát Tiên; Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Cứu hộ thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ BàngQuảng Bình.

Một con Voọc đang được nuôi nhốt tại Thảo Cầm Viên Sài GònHươu sao Việt Nam tại Đầm SenHổ Đông Dương tại Khu du lịch Đại Nam, ở Việt Nam, chúng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng caoChim tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng

Một biện pháp bảo tồn động vật hoang dã nữa là thông qua các tổ chức cơ sở quy mô vừa và nhỏ nhất là các vườn thú (Sở thú), công viên, lâm viên ở nội đô, các khu du lịch sinh thái hay Khu du lịch quốc gia. Điển hình là các địa điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh như Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Công viên văn hóa Đầm Sen, Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên là những nơi còn lưu giữ và bảo tồn nhiều động vật quý hiếm của Việt Nam, trong đó có Saigon Safari Park thuộc Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xây dựng trên diện tích 456,85 ha để trưng bày thú hoang dã kết hợp với phục vụ vui chơi giải trí tại xã Phú Mỹ Hưng và An Nhơn Tây, là một công viên với mô hình sinh thái quy mô nhất Việt Nam, còn giữ vai trò là một công viên quốc gia, nơi đây sẽ bảo tồn, lưu giữ, nhân giống các loài động thực vật quy hiếm. Bên cạnh đó còn có khu Du lịch sinh thái Vàm Sát, khu du lịch sinh thái Bình Quới - Thanh Đa, Khu du lịch Văn Thánh với phong cách nguyên sơ miền Tây sông nước.

Một con mực khô ở Việt NamMực tươi tại chợ Bến Thành

Một số địa điểm khác như Vườn thú Đại Nam thuộc Khu du lịch Đại Nam là một vườn thú của Việt Nam. Tại đây những con thú được nhốt trong các chuồng rộng, tương tự như Thảo cầm viên Sài Gòn. Vườn thú rộng mát với khuôn viên 12,5 hécta, có 100 loài động vật có vú, chim chóc, bò sát trong đó có 800 con và các loài cá cảnh. Có các loài như: sư tử trắng, tê giác trắng, hổ trắng, công trắng, ngựa vằn, rùa da báo, hươu cao cổ, Hà mã, hổ Đông Dương, Khỉ sóc Nam Mĩ, Báo lửa, Nai cà tong, Hồng hoàng, Linh dương sừng kiếm[171]. Khu thú nhỏ được nhốt và ngăn cách bởi các tấm kính. Các chuồng thú ở Đại Nam thường không nuôi một loài thú đơn điệu mà là một tổ hợp các loài chim – thú – bò sát có cùng tập tính sinh hoạt chung sống hài hòa trong một môi trường sinh thái đa dạng.

Vườn thú Hà Nội còn có tên là Vườn thú Thủ Lệ hay Công viên Thủ Lệ đang lưu giữ một số động vật quý nhưng hiện nay đang ngày càng xuống cấp trầm trọng, việc chăm sóc cho các loài động vật bị bỏ bê; Vườn thú được chia làm nhiều khu: Khu bò sát nuôi rắn, kỳ đà, cá sấu. Khu chim chóc có công, trĩ, uyên ương, hạc, cò, sếu, các loài chim hót như họa mi, khướu, Khu thú dữ gồm hổ, báo, sư tử, gấu, hàng trăm loài thú móng guốc như hươu, nai, dê. Vườn thú đã có hơn 40 loài đặc hữu quý hiếm nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam như: Hổ Đông Dương, Báo gấm, Beo lửa, Cầy vằn, Báo hoa mai, Gà lôi lam đuôi trắng, các loại chim họ Trĩ, cá cóc Tam Đảo. Hiện nay Vườn thú Thủ Lệ đã có gần 600 cá thể thuộc hơn 100 loài bao gồm: 35 loài thú, 50 loài chim, 5 loài bò sát lưỡng cư, 40 loài cá nước mặn.

Ở miền Trung có Khu du lịch Trại Bò (huyện Diễn Châu, Nghệ An) rộng trên 100 ha, là nơi nuôi nhốt những loài thú quý hiếm có tên trong sách Đỏ[172] nơi đây hiện có 18 loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, hà mã, bò tót, sư tử với số lượng hơn 100 cá thể. Riêng hổ, Trại Bò có 33 cá thể trong đó có 11 con hổ trắng, đơn vị sẽ đưa về thêm nhiều loài động vật mới như hươu cao cổ, báo, beo, sư tử trắng và một số loài khác[173]. Ở Đà Nẵng có Vườn thú tại Công viên 29/3 thành phố Đà Nẵng. Khu vườn thú công viên khá nhỏ, chỉ nuôi nhốt vài loại động vật: nai, khỉ. Công viên 29/3 hiện có 14 con nai, trong đó có 5 – sáu con nai đực được nuôi trong diện tích khoảng 400m2 để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách. Vườn thú này có sự việc nhân viên Công viên xẻ thịt nai ngay vườn thú[174][175][176][177]

Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng của Đồng Tháp là một địa điểm có nhiều loài chim quý. Vườn chim Thung Nham thuộc Khu du lịch sinh thái Thung Nham là nơi cư ngụ của 150 loài động vật, trong đó có 58 loài cá, 7 loài ếch nhái, 10 loài có vú, đa dạng các loại chim như cò, vạc, diệp, le le, mòng két, chích chòe lửa, cho tới sáo đá, ở vườn chim có hai loài chim đặc biệt quý hiếm được ghi trong sách đỏ là Hằng Hạc và Phượng Hoàng. Khu du lịch sinh thái Đảo Cò Chi Lăng Nam, Khu du lịch sinh thái Đập Nha Trinh, khu du lịch sinh thái Thác Đa, khu du lịch sinh thái Bò Cạp VàngĐồng Nai, khu du lịch Khu du lịch Tam Chúc, ngoài ra còn có khu du lịch ở Cù lao An Bình trong tua du lịch miền Tây, là một cù lao xanh nằm giữa dòng sông Tiền, được hợp thành từ 4 xã với diện tích khoảng 60km2 trở thành điểm hẹn du lịch miệt vườn. Khu du lịch Hồ Ea Kao, Hồ Ea Súp Thượng, Hồ Lắk, Bãi Khem.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ_động_vật_Việt_Nam http://www.doisongphapluat.com/can-biet/giao-duc-h... http://www.triciaswaterdragon.com/vietnam.htm http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/3-mon-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/4-mon-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/chong-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/oc-vu-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/so-co-... http://www.bannhanong.vietnetnam.net/home.php?cat_... http://vncreatures.net/all_events/new_60.php http://vncreatures.net/kqtracuu.php?ID=2006&tenloa...